Bổ sung giá trị từ sự đổi mới xanh – Tổng quan về những yếu tố kinh doanh

(Nguồn: UNEP – UN environment programme, dịch bởi IBP)

Yếu tố 1: Thâm nhập thị trường mới 

Nhu cầu thị trường cho các giải pháp sinh thái đổi mới đang phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực. Có nhiều ví dụ về cách các công ty đã tiếp cận các đối tượng khách hàng mới từ người có thu nhập thấp đến người tiêu dùng cao cấp, tiếp cận chuỗi cung ứng của các công ty lớn hoặc đáp ứng nhu cầu chưa được khai thác trong các khu vực mà trước đây chưa có giải pháp nào tồn tại trên thị trường. Đổi mới sinh thái cũng bao gồm việc hợp tác với các đối tác khác trong chuỗi giá trị, cung cấp cơ hội để truy cập kiến thức và mạng lưới.

Yếu tố 2: Tăng lợi nhuận thông qua chuỗi giá trị 

Để đạt được những lợi ích từ đổi mới sinh thái, cần nhìn vào mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị của công ty để tìm kiếm cơ hội cải tiến và những yếu tố rủi ro. Bằng cách làm việc trên các giải pháp chung cho những vấn đề chung, chúng ta có thể đạt được những lợi ích lớn được chia sẻ với giá trị thương mại, ảnh hưởng tích cực hơn đến môi trường và xã hội, tổng giá trị của nó có thể cao hơn đáng kể so với nỗ lực của một công ty cá nhân. Giá trị đến từ việc tăng cường hiệu quả về vật liệu hoặc sản xuất, giảm thiểu lượng rác thải đổ ra đất trống, tối ưu hóa kênh phân phối và giảm thời gian chờ đợi hoặc đưa ra một giải pháp đột phá hoàn toàn mới. Lợi ích cũng bao gồm chuỗi cung ứng mạnh hơn và lợi thế về kiến thức liên quan đến công nghệ và chuyên môn.

Yếu tố 3: Dẫn đầu về tiêu chuẩn và quy chế

Các quy định và tiêu chuẩn trong các chính sách đang ngày càng chặt chẽ hơn để đáp ứng nhu cầu bền vững ngày càng tăng. Những công ty đổi mới sinh thái thường đứng trước các yêu cầu đã được quy định sẵn và từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh. Khi những quy định được thực thi, có nghĩa là họ đã đề xuất sự đổi mới với các vật liệu, công nghệ, quy trình và thử nghiệm các giải pháp mới. Việc đổi mới liên tục cho phép họ phản ứng nhanh khi các yêu cầu trở nên khắt khe hơn. Cách tiếp cận này có tác động tích cực đến danh tiếng của công ty, tạo cơ hội để dẫn đầu ngành và đưa rara các quy định trong tương lai.

Yếu tố 4: Thu hút đầu tư

Cơ hội tài chính cho những công ty có sáng kiến về bền vững đang tăng lên. Các thương vụ sáp nhập và mua lại có giá trị cao đối với các công ty có sáng kiến bền vững, thân thiện với môi trường. Các ngân hàng và nhà đầu tư dài hạn như quỹ hưu trí ngày càng đầu tư vào các công ty thể hiện độ bền và khả năng tồn tại lâu dài. Ở các thị trường mới nổi, các ngân hàng có xu hướng lựa chọn đầu tư vào các sáng kiến bền vững. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có một sự gia tăng về cơ hội tài trợ từ các chính quyền địa phương, các tổ chức hoặc cơ quan tài trợ khu vực để triển khai các sáng kiến liên kết giữa sáng kiến và bền vững. Các nền tảng gây quỹ từ cộng đồng cũng trở thành một nguồn đầu tư phổ biến.

Yếu tố 5: Tăng năng suất và năng lực kỹ thuật

Sự thay đổi tổ chức kích hoạt bởi sự đổi mới sinh thái tăng năng lực kỹ thuật của công ty và đẩy mạnh năng suất. Đổi mới sinh thái bao gồm trao đổi thông tin và tham gia vào quy trình đổi mới bởi các đơn vị khác nhau trong một công ty, cũng như việc học hỏi thông qua sự hợp tác với các đối tác trong chuỗi giá trị bao gồm các viện nghiên cứu kỹ thuật. Quá trình học hỏi và sáng tạo kết quả giúp năng lực về kỹ thuật được cải thiện trong các năng lực chủ chốt, một cơ sở kỹ năng mạnh mẽ hơn và sự tham gia của nhân viên tăng lên được liên kết chặt chẽ với các chỉ số hiệu suất kinh doanh chính như năng suất và lợi nhuận.

Những động lực này đã giúp các công ty đáp ứng được các thách thức của ngành, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh, đồng thời thu được lợi thế thị trường rõ rệt hơn so với đối thủ của họ. Khách hàng của các công ty này tận hưởng giá trị gia tăng thông qua các yếu tố khác nhau như: sản phẩm chất lượng cao và bền hơn, có chức năng mới và giá cả hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các trường hợp kinh doanh khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau để đạt được hiệu quả kinh doanh. Một số điều kiện thuận lợi bao gồm môi trường chính sách, nhu cầu thị trường và áp lực ngành công nghiệp. Tài liệu này cho thấy rằng các điều kiện ngày càng thuận lợi ở một số quốc gia, tuy nhiên vẫn tồn tại giới hạn ở một số thị trường không đánh giá cao việc đổi mới sinh thái. Đối với những trường hợp này, các công ty có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu.

(Nguồn: UNEP – UN environment programme, dịch bởi IBP)

Thời gian:
Đăng bởi: admin