Khi áp lực và cơ hội tăng cao, làm thế nào để chuẩn bị cho một tương lai bền vững và tạo ra giá trị lâu dài?

Các yêu cầu pháp lý đối với một nền kinh tế đang trở nên nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như việc thông qua các loại thuế như “thuế rác thải nhựa”,… Thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu quy định tất cả bao bì trong khu vực EU phải được tái sử dụng hoặc tái chế vào năm 2030. Kế hoạch hành động của nền kinh tế tuần hoàn cũng quy định các sản phẩm phải có vòng đời dài hạn, có thể phục hồi và tái sử dụng được. 

Nhưng áp lực ngày càng tăng hơn bởi các bên liên quan khác cũng đang yêu cầu phía các công ty có những bước phát triển bền vững hơn hoặc thiết lập các tiêu chuẩn mới của riêng họ cho các hoạt động kinh doanh mang tính bền vững.

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng ngày nay cũng là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp cảm thấy áp lực vì họ không còn coi các sản phẩm bền vững như là một giải pháp thay thế. Họ quyết định mua hàng một phần dựa trên tính bền vững của sản phẩm và công ty. Nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng cũng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên sở thích thường ngày của họ như trong các cuộc khảo sát. Với tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình của những sản phẩm, thực phẩm xanh, cho thấy rằng 2/3 người tiêu dùng hiện nay đang cố gắng thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm tác động đến môi trường. 

Người lao động

Đối với 2/3 số người dưới 34 tuổi, tính bền vững là một trong những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn nhà tuyển dụng. Ở hầu hết nhóm tuổi, cứ 4 nhân viên thì sẽ có 3 người muốn công ty của mình tập trung hơn vào các vấn đề môi trường và xã hội.

Nhà đầu tư

Ở một mức độ nào đó, tại lĩnh vực tài chính đã đi trước nền kinh tế thực khi xét về tính bền vững. Một cuộc khảo sát với kết quả từ hơn 40 công ty đầu tư (bao gồm BlackRock, Vanguard và State Street) cho thấy tư duy ESG là yếu tố chính trong các quyết định đầu tư. 

Nhu cầu ngày càng tăng về tính bền vững một phần bắt nguồn từ việc quản lý rủi ro của các nhà đầu tư và một phần từ tỷ lệ cho vay ngày càng tăng. Ngoài ra, các quỹ định hướng bền vững có khả năng phục hồi tốt hơn, như các nghiên cứu cho thấy: Trung bình, 77% quỹ ESG được tung ra cách đây 10 năm vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay và tăng hơn 30% so với cùng kỳ tại thời điểm bắt đầu.

Doanh nghiệp mới

Các công ty khởi nghiệp “xanh” đang ngày càng giành được thị phần trong các phân khúc hàng tiêu dùng – có thể nhắc đến thị trường giày dép, nơi công ty khởi nghiệp Allbirds của California – New Zealand đã thâm nhập thành công, hoặc trong phân khúc thực phẩm, nơi các sản phẩm được làm từ protein thực vật đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Green Startup Monitor 2021, 3/4 trong số tất cả các công ty mới thành lập ở Đức xem tác động môi trường và xã hội có liên quan đến chiến lược của họ. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, 57% tất cả các công ty mới thành lập hiện nay là các công ty khởi nghiệp xanh. Có thể kể đến, thị trường Cirplus, các công ty đã tự đặt mục tiêu đơn giản hóa hoạt động thương mại toàn cầu hiện đang có những vấn đề phức tạp và khó hiểu về đồ tái chế và rác thải nhựa.

Trước áp lực ngày càng lớn từ mọi phía, đối với các công ty hàng tiêu dùng lâu đời, họ không còn băn khoăn liệu có cần hoạt động bền vững hay không bởi vì hầu hết họ biết rõ mình cần làm những gì; tuy nhiên, họ vẫn chưa chắc chắn phương pháp đổi mới như thế nào. Điều cần thiết là một chiến lược bền vững và trên hết là một lộ trình để triển khai chiến lược này trong bối cảnh chuyển đổi.

Nguồn: How to prepare for a sustainable future along the value chain bởi Mc Kinsey (2022)

(Nguồn ảnh: Freepik.com)

Thời gian:
Đăng bởi: admin