Liệu các ngân hàng Việt Nam có nắm bắt cơ hội từ trái phiếu xanh hay không? (Phần 1)

Thị trường tài trợ các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu qua trái phiếu xanh đang tăng nhanh, nhưng các ngân hàng Việt Nam cần hành động nhanh để thu hoạch được những phần thưởng.

Nguồn tài trợ cho các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu qua trái phiếu xanh đang tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy các ngân hàng Việt Nam cần phải hành động ngay và liền để nắm bắt được những cơ hội tiềm năng đó.

Trái phiếu xanh đại diện cho phân khúc lớn nhất của thị trường tài chính bền vững: Tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh toàn cầu đạt khoảng 620 tỷ USD vào năm 2021, gấp đôi so với năm trước và thị trường đã tăng trưởng với tỷ lệ gộp hàng năm khoảng 60% trong 5 năm qua. Viện Tài chính Quốc tế dự đoán đến năm 2025, tổng giá trị phát hành hàng năm có thể lên tới 1,2 nghìn tỷ USD.

Phần 1:

Đông Nam Á đã trở thành một khu vực phát triển tiềm năng, với các ngân hàng tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng phát hành hơn 43 tỷ USD trái phiếu xanh trong vòng năm năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam dường như là một ngoại lệ so với xu hướng này: các ngân hàng tại Việt Nam trong 5 năm qua, chỉ phát hành được 216 triệu USD trái phiếu xanh, mặc dù các dự án về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang tìm kiếm nguồn tài chính và các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Ước tính các tổ chức tài chính tại Việt Nam có thể kiếm được khoảng 1,7 tỷ USD từ việc phát hành các loại trái phiếu để tài trợ cho các dự án ESG vào năm 2025 – với 1,5 tỷ USD đến từ tiền tài trợ cho việc chuyển từ ngành công nghiệp phát thải carbon sang các ngành công nghiệp xanh. Vâỵ còn những rào cản nào để các ngân hàng Việt Nam đạt được những “con số” như vậy? Và làm thế nào các ngân hàng có thể vượt qua chúng?

Với sự khẩn trương và hướng dẫn quy định được cải thiện, các ngân hàng tại Việt Nam có thể bắt kịp các đối thủ khác trong khu vực. Từ các ví dụ khu vực rằng, các ngân hàng có những “bước đi” trước đã dẫn đầu thị trường tài chính ESG địa phương của họ, điều này có nghĩa là những ngân hàng không hành động sớm có thể sớm bị bỏ lại phía sau. Trong bài viết này, chúng tôi nêu rõ bốn điều kiện tiên quyết có thể cho phép các ngân hàng Việt Nam chuyểnđổi sang trái phiếu xanh, cũng như sáu lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mà các ngân hàng Việt Nam có thể cần giải quyết

Định hướng phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam:

4 điều kiện tiên quyết có khả năng dẫn đến sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh: nhu cầu tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường, chẳng hạn như các dự án cơ sở hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo; đảm bảo các sản phẩm tài chính ESG mang lại lợi ích cho ngân hàng và nhà đầu tư; xây dựng cơ sở pháp lý; và các ngân hàng chủ động đáp ứng ba điểm đầu tiên để thiết lập thị trường một cách sáng tạo. Trong khi ba điều kiện tiên quyết đầu tiên đã tồn tại ở một mức độ nhất định tại Việt Nam, các ngân hàng vẫn chưa tạo ra đầy đủ khả năng để tham gia vào thị trường trái phiếu xanh.

Nguồn: Internet

1. Nhu cầu tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường

Chính phủ, tổ chức và cá nhân đang ngày càng ưu tiên tính bền vững, được thúc đẩy bởi thời tiết khắc nghiệt của toàn cầu và cơ hội hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang bị thu hẹp. Điều này đang thúc đẩy nhu cầu từ những người đi vay đang tìm kiếm nguồn tài chính ESG và năng lượng tái tạo để tài trợ cho các dự án của họ. Trong một báo cáo riêng, chúng tôi ước tính rằng cần phải tăng đáng kể chi tiêu vốn cho tài sản vật chất, một phần thông qua tài trợ dự án, là điều cần thiết để đạt được mục tiêu không khí độc hại tại khắp mọi nơi trên thế giới vào năm 2050.

Tại Việt Nam, tài trợ cho dự án đã tăng qua từng năm, từ khoảng 3 tỷ USD năm 2018 lên đến 38 tỷ USD vào năm 2021, bao gồm các dự án năng lượng, giao thông, viễn thông và nguồn nước. Nhu cầu tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo đã dẫn đến sự tăng trưởng này, với tổng trị giá hơn 10 tỷ đô la hàng năm từ năm 2018 đến năm 2020 và 21 tỷ đô la vào năm 2021. Điện gió ngoài khơi là phân khúc lớn nhất thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực này, với năng lượng mặt trời quang điện cũng là một đóng góp lớn.

Nguồn: Mc. Kinsey

Thời gian:
Đăng bởi: admin